QUẢNG CÁO

TIN NÓNG HỔI

Nhảy sào là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật về môn nhảy sào

Nhảy sào là một trong những nội dung thi đấu tại Thế vận hội từ năm 1896 với đầy đủ bộ huy chương cho cả nam và nữ. Đây là môn thể thao cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị thi đấu chuyên dụng. Vậy bạn đã hiểu rõ nhảy sào là gì cũng như kỹ thuật nhảy sào hiệu quả nhất như thế nào? 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn lịch sử môn nhảy sào cũng như luật nhảy sào cơ bản. Bạn đọc hãy theo dõi nội dung này nhé!

Hiểu rõ hơn về lịch sử môn nhảy sào

Có rất nhiều người thắc mắc không biết nhảy sào là gì và có nguồn gốc từ đâu? Lịch sử môn nhảy sào có khá nhiều nét thú vị. Theo đó,vào những năm 1800 tại khu vực tiếp giáp giữa Hà Lan và Ba Lan xưa có hệ thống đầm lầy, suối chằng chịt. Việc đi lại tại khu vực này rất khó khăn, bất tiện. 

Chính vì vậy, người dân nơi đây đã sử dụng những chiếc sào bằng tre và nhôm để nhảy qua những đầm lầy, con suối đó. Đây chính là nguồn gốc ra đời môn thể thao nhảy sào.
Cờ vua là môn thể thao trí tuệ hấp dẫn. Để chơi được môn này trước hết bạn nên học cách xếp bàn cờ vua đã nhé!
Lịch sử môn nhảy sào có khá nhiều nét thú vị.
Lịch sử môn nhảy sào có khá nhiều nét thú vị.
Đến năm 1826, cuộc thi nhảy sào đầu tiên đã được tổ chức tại thủ đô London nước Anh. Mức xà đầu tiên được ghi nhận lên tới 3,3 mét. Cũng kể từ đó, bộ môn này dần phổ biến và nhiều người đã biết nhảy sào là gì?

Hiện nay, nhảy sào là môn thể thao được yêu thích trên toàn thế giới. Bộ môn này cũng là nội dung thi đấu tại các kỳ Olympic với sự cải tiến từ dụng cụ thi đấu đến luật nhảy sào. Trong lịch sử phát triển, chúng ta đã từng ghi nhận những kỷ lục nhảy sào nam thế giới. Tiêu biểu nhất phải kể đến kỷ lục của Bubka với thành tích 6,15 mét và Renaud Lavillenie với thành tích 6,16 mét.

Những kỹ thuật trong môn nhảy sào là gì?

Ngoài việc tìm hiểu nhảy sào là gì? bạn cần nắm vững kỹ thuật nhảy sào. Trong kỹ thuật nhảy sào, bạn cần thực hiện qua 6 bước chính: chọn chiều cao phù hợp, đặt tay lên sào, xác định vị trí xuất phát, chạy nước rút, bật nhảy và tiếp đất.

Người chơi cần nắm vững kỹ thuật nhảy sào cơ bản.
Người chơi cần nắm vững kỹ thuật nhảy sào cơ bản. 

Bước 1: Chọn mức xà phù hợp nhất với bạn

Tùy vào khả năng bạn có thể lựa chọn mức xà khác nhau. Với những người mới làm quen với môn thể thao này, bạn nên bỏ thanh ngang để tập luyện. Sau khi đã tự tin với khả năng của mình, bạn hãy lựa chọn cho mức xà phù hợp nhất từ thấp đến cao.
  • Những người mới nhảy sào nên chọn mức xà từ 1,5 – 1,8 mét.
  • Với học sinh cấp THPT hoặc đại học nên chọn mức xà 2,1 – 3 mét.
  • Với VĐV chuyên nghiệp nên chọn mức xà tối thiểu từ 3,7 mét trở lên.

Bước 2: Đặt tay lên sào

Nếu thuật tay phải bạn sẽ đặt tay phải lên trên và ngược lại. Hai tay đặt cách nhau 30 đến 60cm tùy vào chiều dài sải tay của bạn.

Bước 3: Xác định vị trí xuất phát

Đây là bước vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nhảy sào. Việc xác định khoảng cách sẽ giúp bạn tạo bước đà và lực bật nhảy tốt nhất. Vị trí phù hợp nhất để thực hiện cú nhảy sào là 8 đến 10 bước tính từ vị trí xuất phát đến hộp giậm nhảy.

Bạn có thể áp dụng công thức 2 bước đi thường tương đương với 1 bước chạy đà từ đó lựa chọn ra vị trí tốt nhất để thực hiện phần thi của mình.

Bước 4: Chạy nước rút

Ở giai đoạn này, bạn nên chạy với tốc độ cao nhất có thể. Tốc độ chạy càng cao thì thành tích nhảy sào của bạn sẽ càng cao.

Tốc độ chạy càng cao thì thành tích nhảy sào của bạn sẽ càng cao.
Tốc độ chạy càng cao thì thành tích nhảy sào của bạn sẽ càng cao.
Bước 5: Bật nhảy

Trong kỹ thuật nhảy sào, đây chính là giai đoạn mà cơ thể bạn sẽ được đẩy lên không trung và bay qua xà. Trong bước bật nhảy sẽ chia ra 6 giai đoạn chính đó là:
  • Chống đầu của sào vào đúng vị trí hộp nhảy.
  • Bật nhảy.
  • Đẩy chân lên mức cao nhất có thể.
  • Đẩy người bay qua xà.
  • Thực hiện uốn mình qua xà.
  • Giai đoạn trên không.
Bạn cần áp dụng chính xác kỹ thuật nhảy sào để tránh những tai nạn rủi ro và đạt thành tích cao nhất.

Bước 6: Tiếp đất

Vấn đề giữ an toàn cho VĐV luôn được đặt lên hàng đầu trong bước tiếp đất. VĐV cần tiếp xúc với thảm bằng phần lưng của mình. Ngoài ra, để hạn chế những chấn thương bạn cần lưu ý những điểm sau:
  • Để tay sát ngực, có chân về phía trên.
  • Không tiếp xúc thảm bằng chân vì dễ gây ra những chấn thương nghiêm trọng.
Tiếp đất trong nhảy sào cần tuân thủ những quy định.
Tiếp đất trong nhảy sào cần tuân thủ những quy định. 

Những quy định trong luật nhảy sào là gì?

  • Trọng lượng của VĐV phải được HLV ghi lại trên mẫu đăng ký.
  • Mỗi mức xà sẽ được nhảy thử tối đa 3 lần.
  • Nếu 3 lần nhảy thất bại tại 1 mức xà đã đăng ký, VĐV sẽ bị loại.
  • VĐV phải thực hiện phần thi của mình trong vòng 2 phút tính từ thời điểm được gọi tên.
  • Nếu vẫn còn 3 đối thủ, thời gian thực hiện phần thi của 1 VĐV sẽ được giới hạn trong vòng 4 phút.
  • Nếu còn 1 đối thủ chưa nhảy, thời gian thực hiện phần thi giới hạn là 6 phút.
  • Ban trọng tài là người quyết định đến việc giờ bắt đầu và kết thúc trận đấu.
Cần hiểu quy định trong luật nhảy sào để thi đấu thật tốt.
Cần hiểu quy định trong luật nhảy sào để thi đấu thật tốt. 
  • Khi đã có tín hiệu hết giờ, các VĐV phải dừng lại việc thi đấu.
  • Các VĐV không được phép sử dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào bên ngoài trong phần thi của mình.
  • Không được sử dụng găng tay khi thi đấu trừ khi bị chấn thương hoặc có vết thương hở.
  • VĐV được phép sử dụng băng dính cổ tay.
  • Nếu không được sự cho phép, VĐV không được sử dụng bất kỳ dụng cụ nào của các VĐV khác.
  • HLV có nhiệm vụ chọn loại nào phù hợp với trọng lượng của VĐV.

Trọng lượng của người nhảy sào phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn chịu đựng trọng tải của sào.

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về “nhảy sào là gì?” cũng như những thông tin đầy đủ về môn nhảy sào. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với những ai còn thắc mắc “nhảy sào là gì?” và muốn thử sức với bộ môn này.

Không có nhận xét nào